Bệnh nhiễm siêu vi vào mùa


Những ngày qua, bệnh nhân nhiễm siêu vi đến khám tại BV Bệnh Nhiệt đới và BV Nhi Đồng I TP.HCM rất đông. Các bác sĩ cho biết, thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ thấp là yếu tố khiến siêu vi khuẩn sinh sôi mạnh.
Trẻ sốt siêu vi tăng đột biến
Tại phòng khám của BV Nhi Đồng I, rất nhiều phụ huynh dẫn con đến khám vì trẻ có triệu chứng sốt, ho, khò khè. BS Trần Duy Tiên - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng I cho biết, mỗi ngày BV tiếp nhận từ 400-800 trẻ bị sốt siêu vi (SV), chiếm 10%-20% tổng số bệnh nhi đến khám tại BV. Tuy nhiên, con số này chỉ thể hiện một phần tình trạng trẻ nhiễm SV trên địa bàn thành phố trong mùa mưa, vì trẻ còn khám ở nhiều bệnh viện và phòng mạch tư khác. Ngoài ra, nhiều trẻ được cha mẹ cho uống thuốc hạ sốt ở nhà. Tương tự, tại BV Bệnh Nhiệt đới, số người lớn đến điều trị nhiễm SV từ ngày 1-19/8 là gần 2.140 bệnh nhân, tăng cao so với cùng kỳ của tháng trước, và tăng gần gấp đôi so với thời điểm trước giao mùa.
Rất đông trẻ đến khám bệnh tại BV Nhi Đồng I sáng 19/8
Nhiễm SV hay còn gọi là nhiễm virus không xác định, dân gian hay gọi là sốt SV nhưng trên thực tế có trường hợp bệnh nhân mắc SV nhưng lại không bị sốt. Theo BS Duy Tiên, SV khuẩn không thể tồn tại bên ngoài môi trường ở dạng bào tử như các loại vi khuẩn gây bệnh khác, như Vibrio cholera gây bệnh tả, E.coli gây tiêu chảy. SV khuẩn luôn tồn tại trong gan, máu, phân, dịch tiết… của sinh vật sống như: người, gia súc, côn trùng, ruồi, muỗi, ve chó. Do đó, chúng lây lan rất nhanh cho người qua đường hô hấp, tiêu hóa, máu và tiếp xúc qua da (chủ yếu ở trẻ bị ghẻ lở…). Trong khi, các loại vi khuẩn tả, tiêu chảy… chỉ gây bệnh khi ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Hạn chế ngồi máy lạnh
Người nhiễm SV thường có triệu chứng: mệt mỏi, lừ đừ, có thể sốt, ho khan, chảy mũi, nhức khớp… Khi bị sốt do SV, cơ thể sẽ liên tục nóng từ 390-400C, biểu hiện sốt đến rất đột ngột khác hẳn với chứng sốt, chủ yếu về chiều của bệnh lao, hay sốt cách ngày của sốt rét… Sau khi SV khuẩn “đánh” vào toàn cơ thể, chúng sẽ tấn công vào một vị trí nhất định. Dựa vào triệu chứng đó, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, sốt SV có khi là “tiền thân” của bệnh cảm, sốt xuất huyết, tay chân miệng… nhưng chủ yếu là bệnh liên quan đến đường hô hấp.
BS Võ Minh Quang - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, đây là bệnh lành tính, thường sẽ khỏi sau một tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nặng trên những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính hoặc sức đề kháng kém. Nếu sau ba-bốn ngày uống thuốc vẫn không hết sốt, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Người bệnh không được châm cứu, cạo gió… có thể dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân ho, chảy nước mũi, cần cách ly với người khỏe. Khi ho có đàm, nên đến bệnh viện, tránh ảnh hưởng đến phổi và cũng có khi đó là biểu hiện của cúm A/H1N1.
Hiện nay, thời tiết về đêm trở lạnh, nhiệt độ thấp, mưa nhiều, do đó SV khuẩn sinh sôi rất nhanh. Do đó, ngoài việc tập thể dục, chế độ dinh dưỡng hợp lý, để phòng bệnh, cần hạn chế ngồi máy lạnh.
_____________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

ĐBSCL: bệnh sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi tăng


Do thay đổi thời tiết, mưa trái mùa và nắng nóng bất thường, hiện nay số bệnh nhân bị sốt xuất huyết và nhiễm siêu vi với các triệu chứng như cúm thông thường (sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi) ở nhiều tỉnh ĐBSCL gia tăng nhanh.


Tại Cần Thơ, đến ngày 28-5 đã có trên 300 trường hợp sốt xuất huyết được ghi nhận (tăng gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái), bệnh tăng làm quá tải Bệnh viện Nhi đồng với 41 giường có lúc lên đến 80-90 bệnh nhân nằm điều trị. Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp cũng cho biết hiện có trên 400 ca sốt xuất huyết, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, mỗi tuần ghi nhận khoảng 25 ca mặc dù nhiều biện pháp chủ động phòng chống dịch được triển khai sớm hơn.
Riêng đối với các trường hợp nhiễm siêu vi, đa số người bệnh đến tiệm thuốc tây tự mua thuốc điều trị, rất ít người đến bệnh viện khám bệnh vì cho đây là bệnh thông thường. Đối với trẻ em, theo bác sĩ Bùi Hùng Việt - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, ghi nhận tại phòng khám mấy ngày gần đây cho thấy số trẻ em đến khám có triệu chứng nhiễm siêu vi gia tăng đáng kể, chủ yếu do thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh này xảy ra cho cả người lớn và trẻ em, thường có một người mắc rồi lây lan ra cả gia đình, đặc biệt nếu trẻ đi học rất dễ lây lan trong môi trường lớp học.
Trước đó, bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ, cho biết đã lấy mẫu bệnh phẩm của một số học sinh ở hai trường tiểu học Thới An Đông và An Thới (quận Bình Thuỷ) để xét nghiệm, do trường thông báo một số học sinh của nhiều khối lớp có triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi, kết quả những học sinh này đều bị nhiễm cúm thông thường (H3N2). Trong khi đó, do có nhiều người tìm đến dịch vụ tiêm ngừa cúm nên hiện nay văcxin ngừa cúm thông thường tại điểm tiêm ngừa của Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ đã hết hơn một tháng, chỉ còn loại văcxin ngừa cúm dành cho trẻ em.
____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Phòng bệnh mùa hè


Đầu năm 2008, miền Bắc hứng chịu đợt rét chưa từng có trong lịch sử gây nhiều tác động xấu đến sức khoẻ nhân dân, đời sống xã hội. Tuy nhiên, trước diễn biến bất thường của thời tiết, các chuyên gia khí tượng dự báo, mùa hè tới sẽ có những diễn biến phức tạp hơn các năm 2006, 2007. Nắng nóng kéo dài ở mức cao có thể gây nên những bệnh mùa hè nguy hiểm nếu chúng ta không chủ động phòng chống từ bây giờ.

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, với diễn biến thời tiết vài năm trở lại đây, nắng mưa thất thường, những bệnh mùa hè: cảm cúm, viêm đường hô hấp, sốt siêu vi trùng có thể gia tăng, bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến con người dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Mùa hè, nhiều người dân cũng chủ quan khi ăn uống những thức ăn không đun nấu chín, uống nước lã, nước đá không được vô khuẩn, thức ăn ôi thiu để lâu ngày, rau sống... dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy cấp, sốt cao; nhiều trường hợp trẻ bị viêm não do entero virus lây qua đường ăn uống. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng cao độ, tiêu chảy dễ gây thành dịch do các loại vi khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn thương hàn (salmonella), khuẩn lỵ (shigella), vi khuẩn tả và vi khuẩn E.coli, vô cùng nguy hiểm.

Phòng bệnh mùa hè
Bác sỹ Vũ Lan Anh, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm: Khi giao mùa, ở miền Bắc, nhiều trẻ em bị hội chứng tay chân miệng nhưng nhiều cha mẹ không biết, không đưa trẻ khám chuyên khoa nên nhiều trường hợp khi trẻ đến bệnh viện đã bị biến chứng lên viêm não. Thông thường, trẻ bị nhiễm siêu vi sang mùa thì tự khỏi. Nhưng vài trường hợp do sức đề kháng kém sẽ biến chứng rất nguy hiểm: viêm não, viêm màng não, viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và đường tiêu hoá. Rubella cũng có thể biến chứng lên não song hiếm.
Bác sỹ Nguyễn Thị Dụ, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Mùa hè, số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thức ăn tăng mạnh, các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng có dấu hiệu tăng. Những loại thức ăn dễ gây ngộ độc, tiêu chảy: các loại đậu, bắp cải, giá, chè, đá, lê, mận, nước ép trái cây ngọt, các thức uống có cà phê nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ làm cho nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng nhìn nhận: Hiện các bệnh mùa hè vẫn mang tính rải rác, đơn lẻ nhưng nếu công tác phòng dịch lơ là, dịch sốt xuất huyết, tả, viêm não sẽ bùng phát. Kết quả phân lập mẫu cho thấy nguyên nhân gây bệnh khá biến động trong đó số bệnh nhân viêm não Nhật Bản giảm hẳn so với mọi năm nhưng viêm não do các nguyên nhân khác lại tăng và bệnh nhân thường rất nặng.
Đặc biệt bệnh viêm não do virus đã xuất hiện ở phía Nam, sốt xuất huyết đã lan ra phía Bắc khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn bởi hiện vẫn thiếu vaccine phòng bệnh.
Theo Viện trưởng Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, TS. Nguyễn Đức Hiền, ngoài tích cực sử dụng thức ăn, đồ uống có nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, hạn chế ăn uống vỉa hè, lòng đường, cần chủ động diệt ruồi, nhặng bằng mọi hình thức như các biện pháp dân gian, hoá chất; xử lý phân và chất thải của bệnh nhân thật tốt, nhất là các vùng nông thôn.
Phòng bệnh mùa hè
Cố gắng phân phải được đổ vào hố xí tự hoại, bán tự hoại hoặc ít nhất cũng phải có hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, đúng quy cách. Với các loại bệnh mùa hè, tốt nhất khi thấy mệt mỏi, có triệu chứng mất nước, rối loạn tiêu hoá, sốt… nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không tiếp tục sinh hoạt quá mức.
Với trẻ em, không cho trẻ tắm nhiều, tắm xong không cho ra gió, ra nắng; nếu thấy trẻ khó thở, có triệu chứng lừ đừ co giật, hôn mê phải đưa đi bệnh viện; trường hợp tiêu chảy nhẹ, nên dùng orezol để tiếp nước, chống ngộ độc.
Tất nhiên, những biện pháp tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng có ý thức tuân theo, đề phòng. Trong những ngày hè nóng nực kéo dài sắp đến, quan trọng nhất là ý thức của mọi người, phải trở thành người tiêu dùng thông thái, biết bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình.
____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt cho bé


Thuốc hạ sốt chỉ chữa triệu chứng, làm giảm sốt, chứ không thể làm mất hẳn sốt cho bé. Muốn bé mất hẳn sốt, phải dùng các thuốc chữa nguyên nhân gây ra sốt (như khi bi sốt do viêm họng nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh).

Sai lầm khi  dùng aspirin
Aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye: Hội chứng Reye (phát hiện năm 1963) là một bệnh lý về não hiếm gặp, chủ yếu ở các bé, với đặc điểm là phù não và suy gan nhiễm mỡ.

Nhiều nghiên cứu thấy, bé nhiễm virus cúm (đặc biệt là virus cúm influenza typ B); nhiễm thuỷ đậu; nhiễm virus gây viêm đường hô hấp mà dùng aspirin dễ bị hội chứng Reye (trong khi các bé cũng bị nhiễm các virus trên nhưng không dùng aspirin thì hiếm khi bị hội chứng Reye). Do đó mà xem aspirin như một yếu tố thúc đẩy gây ra hội chứng Reye. Trong trường hợp nhiễm virus, bé dưới 16 tuổi (có tài liệu khuyến nghị dưới 18 tuổi) không được dùng aspirin.

Aspirin làm nặng thêm các bệnh xuất huyết: Aspirin ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu (một yếu tố đông máu, làm chảy máu). Trong sốt xuất huyết, nếu cho bé dùng aspirin thì aspirin sẽ có tác dụng này, dẫn đến bé bị xuất huyết nặng hơn, chảy máu không cầm được, nguy hiểm đến tính mạng. Trong sốt xuất huyết thì các bé cũng như người lớn không được dùng aspirin. 

Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt cho bé

Aspirin còn có các tác hại khác
- Aspirin có thể gây ra xuất huyết đường tiêu hoá: bé có độ axit sinh lý ở dạ dày thấp, chỉ đạt được độ axit dạ dày như người lớn khi 20-30 tháng. Cho bé dưới tuổi này dùng aspirin thì sẽ làm thay đổi độ axit sinh lý vốn thấp, gây nóng rát dạ dày. Nếu dùng lâu dài sẽ gây viêm loét xuất huyết đường tiêu hoá, nặng hơn nữa có thể gây thủng dạ dày.
- Aspirin sẽ gây buồn nôn, ù tai, điếc, lú lẫn nếu bé dùng aspirin lâu dài.
- Aspirin có thể gây dị ứng cho bé. Nếu không chữa trị kịp thời dị ứng có thể chuyển sang nặng.
Lưu ý: Những tác hại này cũng xảy ra cho người lớn nhưng do đặc tính sinh lý, sức chịu đựng thấp, nên tần suất xảy ra ở bé nhiều hơn, nặng hơn. Do thế, bé dưới 12 tuổi thì không dùng aspirin.
Trường hợp đặc biệt khi dùng aspirin: Một số trường hợp đặc biệt bị các bệnh: viêm khớp tuổi thiếu niên, Kawasaki, viêm mạch máu, cơ tim giãn nở, thì thầy thuốc có thể chỉ định dùng aspirin với sự cân nhắc cẩn thận về chỉ định, liều lượng và theo dõi sát sao. Người nhà cần khai báo với thầy thuốc tất cả cơ địa và bệnh tật của bé trước đó, tuân thủ các hướng dẫn. Khi đang dùng các thuốc chữa các bệnh trên mà phát hiện bé có các bệnh khác, đặc biệt là các biểu hiện nhiễm siêu vi thì kịp thời đưa bé khám lại để xử lý (có thể cho ngừng tạm thời thuốc). 

Sai lầm do dùng quá liều, kéo dài
- Khi không hạ sốt thì cứ tăng liều, khi tái sốt lại thì tiếp tục dùng: Thuốc hạ sốt chỉ dùng trong 3-4 ngày; thậm chí, chỉ 1 ngày cũng đã có hiệu quả. Nếu không hạ, không cắt được sốt, thì phải tìm nguyên nhân hoặc xác định lại nguyên nhân dùng hay thay đổi thuốc chữa nguyên nhân, chứ dùng theo cách tăng liều hay kéo dài thuốc hạ nhiệt như trên là chưa đúng.
- Một hoạt chất thuốc hạ nhiệt có hàng trăm biệt dược đơn, biệt dược kép (phối hợp với thuốc khác): Do vô ý hoặc do nôn nóng nên dùng trùng lặp hoạt chất gây quá liều. Ví dụ: bé đang dùng biệt dược paramol (bột paracetamol) thấy chưa đỡ sốt, nôn nóng nghe mách bảo có biệt dược nhét hậu môn algotropyl tốt, thì dùng thêm. Biệt dược algotropyl chứa paracetamol và phenobarbital. Trong thời gian chuyển tiếp, paracetamol từ thuốc uống hãy còn trong máu, thì paracetamol từ viên nhét hậu môn dùng thêm cũng đi thẳng vào máu, làm cho nồng độ paracetamol máu tăng cao, gây quá liều.
Trong các loại thuốc hạ nhiệt thì paracetamol bình thường khá lành tính, dùng cho bé kể cả bé dưới 3 tháng tuổi. Sở dĩ như vậy là do khi vào cơ thể, paracetamol được chất glutathion ở gan chuyển hoá thành chất không độc. Khi dùng quá liều hay dùng liều cao kéo dài, chất glutathion sẽ bị cạn kiệt, không còn đủ làm nhiệm vụ chuyển hoá, thì paracetamol sẽ làm tổn thương gan, huỷ hoại tế bào gan không hồi phục, có thể dẫn đến tử vong. 

Chăm bé bị sốt
- Khi bé sốt, nếu được, nên chườm mát để hạ nhiệt, không nhất thiết phải dùng thuốc.
- Khi bé bị nhiễm siêu vi gây cúm, gây viêm đường hô hấp trên (không sốt hay sốt rất nhẹ); bé nhiễm siêu vi gây sốt xuất huyết (sốt cao hơn kèm theo nốt xuất huyết dưới da) hay bị nhiễm các siêu vi khác, thì tuyệt đối không dùng aspirin ngay với cả bé dưới 16 (hay dưới 18) tuổi. Các trường hợp khác, không dùng aspirin cho bé dưới 12 tuổi.
- Nếu bé sốt nên dùng các biệt dược hạ nhiệt đơn, chỉ có một hoạt chất (như paracetamol) vẫn có hiệu quả mà tránh được nhầm lẫn.
- Ngay với thuốc được chỉ định dùng cho bé như paracetamol thì cũng phải dùng đúng liều một lần và liều trong 24 giờ. Ví dụ: bé 3 tháng tuổi mỗi lần dùng 40mg, cách 4 giờ dùng một lần, mỗi ngày dùng không quá 5 lần. Không được nôn nóng, tự tiện tăng liều mỗi lần, rút ngắn khoảng cách giữa các lần dùng, tăng số lần dùng (vì đều trực tiếp hay gián tiếp làm tăng liều).
- Nếu có thêm triệu chứng cần dùng thêm biệt dược, hay nếu cần thay chính biệt dược hạ nhiệt đang dùng thì phải hỏi bác sĩ, dược sĩ để tránh dùng trùng thuốc (làm tăng liều) hay tránh dùng phải những chất phối hợp trong thuốc có thể gây hại (với các biệt dược kép).
- Với bé dưới 5 tuổi, nên chọn loại thuốc dạng bột hoà tan được trong nước sẽ dễ uống và nhớ phân liều thật chính xác.
- Nếu do không biết mà dùng aspirin khi nhiễm siêu vi, thì khi có một trong các biểu hiện của hội chứng Reye (nói trên) thì phải chuyển ngay bé đến phòng cấp cứu. Cấp cứu kịp thời có hy vọng qua khỏi và ít để lại di chứng.
- Nếu do không biết mà dùng aspirin kéo dài hay dùng cho bé bị xuất huyết thì khi thấy bé có phân đen hoặc nôn ra nước màu đỏ hay sậm thì phải đưa bé đến phòng cấp cứu ngay. Cấp cứu sớm hy vọng sẽ thoát khỏi nguy hiểm tính mạng.
- Nếu do một lý do nào đó mà bé sốt quá cao (như dùng thuốc hạ sốt quá chậm, không dùng thuốc chữa nguyên nhân gây sốt) thì ngay khi sốt cao hay ngay khi có biểu hiện co giật thì phải đưa bé đến phòng cấp cứu ngay. Cấp cứu kịp thời sẽ cắt được cơn co giật, có hy vọng thoát khỏi các biến chứng nặng nề về não. 

______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Không đơn giản khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ


Thuốc hạ sốt thuộc loại bán không yêu cầu phải có đơn (OTC), có thể tự mua dùng nhưng không phải bao giờ cũng dùng đúng, có không ít trường hợp bị tai biến cần có quan niệm đúng. 

Sốt là phản xạ tự vệ của cơ thể trước nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bị tổn thương). Là một phản xạ tự vệ nên tốt, không đáng sợ. Chỉ khi sốt cao, gây co giật mới nguy hiểm. Dùng thuốc hạ sốt là dùng thuốc ức chế trung tâm điều nhiệt, nhằm làm giảm sốt, không cho sốt tiến triển đến mức cao. Trong trường hợp sốt không cao lắm, không nhất thiết phải dùng thuốc, chỉ chườm mát cũng có hiệu quả. Thuốc hạ sốt chỉ chữa triệu chứng, làm giảm sốt, chứ không thể làm mất hẳn sốt, muốn mất hẳn sốt phải dùng các thuốc chữa nguyên nhân gây ra sốt (như khi bi sốt do viêm họng nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh).

Sai lầm trong chọn thuốc
Sai sót nguy hiểm nhất là dùng aspirin không đúng độ tuổi, không đúng lúc:
Aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye
Hội chứng Reye (phát hiện năm 1963) là một bệnh lý não hiếm gặp, chủ yếu ở trẻ em, với đặc điểm là phù não và suy gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu thấy: trẻ nhiễm virus cúm (đặc biệt là virus cúm influenza typ B), nhiễm thuỷ đậu, nhiễm virus gây viêm đường hô hấp mà dùng aspirin thì thường dễ bị hội chứng Reye; trong khi những trẻ cũng bị nhiễm các virus trên nhưng không dùng aspirin thì hiếm khi bị hội chứng Reye. Do đó mà xem aspirin như một yếu tố thúc đẩy gây ra hội chứng Reye. Trong trường hợp nhiễm virus, trẻ dưới 16 tuổi (có tài liệu khuyến nghị dưới 18 tuổi) không được dùng aspirin.

Aspirin làm nặng thêm các bệnh xuất huyết
Aspirin ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu (một yếu tố đông máu, làm chảy máu). Trong sốt xuất huyết, nếu cho trẻ dùng aspirin thì aspirin sẽ có tác dụng này, dẫn đến trẻ bị xuất huyết nặng hơn, chảy máu không cầm được, nguy hiểm đến tính mạng. Trong sốt xuất huyết thì trẻ em cũng như người lớn không được dùng aspirin.

Aspirin còn có các tác hại khác
Aspirin có thể gây ra xuất huyết đường tiêu hoá: trẻ nhỏ độ acid sinh lý ở dạ dày thấp, chỉ đạt được độ acid dạ dày như người lớn khi 20 - 30 tháng. Cho trẻ dưới tuổi này dùng aspirin thì sẽ làm thay đổi độ acid sinh lý vốn thấp, gây nóng rát dạ dày. Nếu dùng lâu dài sẽ gây viêm loét xuất huyết đường tiêu hoá, nặng hơn nữa có thể gây thủng dạ dày.

Không đơn giản khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
 
Aspirin sẽ gây buồn nôn, ù tai, điếc, lú lẫn: dùng aspirin lâu dài, trẻ có thể bị các triệu chứng này.
Aspirin có thể gây dị ứng: với một số trẻ, aspirin có thể gây dị ứng. Nếu không chữa trị kịp thời dị ứng có thể chuyển sang nặng.
Những tác hại này cũng xảy ra cho người lớn. Đo đặc tính sinh lý, sức chịu đựng thấp, nên tần suất xảy ra ở trẻ nhiều hơn, nặng hơn. Do thế, trẻ 12 tuổi thì không dùng aspirin.
Trường hợp đặc biệt dùng aspirin thì phải thế nào?
Một số trường hợp đặc biệt bị các bệnh: viêm khớp tuổi thiếu niên, Kawasaki, viêm mạch máu, cơ tim giãn nở, thì thầy thuốc có thể chỉ định dùng aspirin với sự cân nhắc cẩn thận về chỉ định, liều lượng và theo dõi sát sao. Người nhà cần khai báo với thầy thuốc tất cả cơ địa và bệnh tật của trẻ trước đó, tuân thủ các hướng dẫn. Khi đang dùng các thuốc chữa các bệnh trên mà phát hiện trẻ có các bệnh khác, đặc biệt là các biểu hiện nhiễm siêu vi thì kịp thời đưa trẻ khám lại để xử lý (có thể cho ngừng tạm thời thuốc).

Sai lầm do dùng quá liều, kéo dài.
Những trường hợp dùng sai liều hay gặp là:
- Khi không hạ sốt thì cứ tăng liều, khi tái sốt lại thì tiếp tục dùng. Thuốc hạ sốt chỉ dùng trong 3 - 4 ngày, thậm chí chỉ 1 ngày cũng đã có hiệu quả. Nếu không hạ, không cắt được sốt, thì phải tìm nguyên nhân hoặc xác định lại nguyên nhân dùng hay thay đổi thuốc chữa nguyên nhân, chứ dùng theo cách tăng liều hay kéo dài thuốc hạ nhiệt như trên là chưa đúng.
- Một hoạt chất thuốc hạ nhiệt có hàng trăm biệt dược đơn, biệt dược kép (phối hợp với thuốc khác). Do vô ý hoặc do nôn nóng nên dùng trùng lặp hoạt chất gây quá liều. Ví dụ: trẻ đang dùng biệt dược paramol (bột paracetamol) thấy chưa đỡ sốt, nôn nóng nghe mách bảo có biệt dược nhét hậu môn algotropyl tốt, thì dùng thêm. Biệt dược algotropyl chứa paracetamol và phenobarbital. Trong thời gian chuyển tiếp, paracetamol từ thuốc uống hãy còn trong máu, thì paracetamol từ viên nhét hậu môn dùng thêm cũng đi thẳng vào máu, làm cho nồng độ paracetamol máu tăng cao, gây quá liều.
Trong các loại thuốc hạ nhiệt thì paracetamol bình thường khá lành tính, dùng cho trẻ em kể cả trẻ dưới 3 tháng tuổi. Sở dĩ như vậy là do khi vào cơ thể, paracetamol được chất glutathion ở gan chuyển hoá thành chất không độc. Khi dùng quá liều hay dùng liều cao kéo dài, chất glutathion sẽ bị cạn kiệt, không còn đủ làm nhiệm vụ chuyển hoá, thì paracetamol sẽ làm tổn thương gan, huỷ hoại tế bào gan không hồi phục, có thể dẫn đến tử vong.

Làm cách nào phòng tránh?
- Khi trẻ sốt, nếu được, nên chườm mát để hạ nhiệt, không nhất thiết phải dùng thuốc.
- Khi trẻ bị nhiễm siêu vi gây cúm, gây viêm đường hô hấp trên (không sốt hay sốt rất nhẹ) trẻ nhiễm siêu vi gây sốt xuất huyết (sốt cao hơn kèm theo nốt xuất huyết dưới da) hay bị nhiễm các siêu vi khác, thì tuyệt đối không dùng aspirin ngay với cả trẻ dưới 16 (hay dưới 18) tuổi. Các trường hợp khác, không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi.
- Nếu trẻ sốt nên dùng các biệt dược hạ nhiệt đơn, chỉ có một hoạt chất (như paracetamol) vẫn có hiệu quả mà tránh được nhầm lẫn.
- Ngay với thuốc được chỉ định dùng cho trẻ em như paracetamol thì cũng phải dùng đúng liều một lần và liều trong 24 giờ. Ví dụ: trẻ 3 tháng tuổi mỗi lần dùng 40mg, cách 4 giờ dùng một lần, mỗi ngày dùng không quá 5 lần. Không được nôn nóng, tự tiện tăng liều mỗi lần, rút ngắn khoảng cách giữa các lần dùng, tăng số lần dùng (vì đều trực tiếp hay gián tiếp làm tăng liều).
- Nếu có thêm triệu chứng cần dùng thêm biệt dược, hay nếu cần thay chính biệt dược hạ nhiệt đang dùng thì phải hỏi bác sĩ, dược sĩ để tránh dùng trùng thuốc (làm tăng liều) hay tránh dùng phải những chất phối hợp trong thuốc có thể gây hại (với các biệt dược kép).
- Với trẻ dưới 5 tuổi, nên chọn loại thuốc dạng bột hoà tan được trong nước sẽ dễ uống và nhớ phân liều thật chính xác.
- Nếu do không biết mà dùng aspirin khi nhiễm siêu vi, thì khi có một trong các biểu hiện của hội chứng Reye (nói trên) thì phải chuyển ngay trẻ đến phòng cấp cứu. Cấp cứu kịp thời có hy vọng qua khỏi và ít để lại di chứng.
- Nếu do không biết mà dùng aspirin kéo dài hay dùng cho trẻ bị xuất huyết thì khi thấy trẻ có phân đen hoặc nôn ra nước màu đỏ hay sậm thì phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay. Cấp cứu sớm hy vọng sẽ thoát khỏi nguy hiểm tính mạng.
- Nếu do một lý do nào đó mà trẻ sốt quá cao (ví dụ như dùng thuốc hạ sốt quá chậm, không dùng thuốc chữa nguyên nhân gây sốt) thì ngay khi sốt cao hay ngay khi có biểu hiện co giật thì phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay. Cấp cứu kịp thời sẽ cắt được cơn co giật, có hy vọng thoát khỏi các biến chứng nặng nề về não.

__________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Cảnh giác với viêm màng não nước trong


Nhiều gia đình tưởng con bị sốt vi-rút thông thường, không đưa đi khám, dẫn đến hôn mê, liệt nửa người, thậm chí tử vong vì viêm màng não nước trong.
Bệnh thường xuất hiện sau một bệnh do vi-rút nào đó như sốt siêu vi, tiêu chảy, sởi, thuỷ đậu...

Triệu chứng không rõ ràng

Cả nhà bị sốt vi-rút nên khi bé Ngô Phương L., 10 tuổi (Bạch Mai, Hà Nội), bị sốt cao, gia đình cũng nghĩ em sốt vi-rút nên điều trị tại nhà. Chỉ 3 ngày sau, L. hôn mê rồi liệt cả người. Bác sĩ chẩn đoán L. bị viêm màng não nước trong và dù được điều trị tích cực đã 20 ngày, nhưng em vẫn chưa hồi phục vận động.
Cảnh giác với viêm màng não nước trong
Khám bệnh cho trẻ bị viêm màng não tại BV Nhi trung ươn (Ảnh: Tường Linh)

TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sốt vi-rút đang bùng phát và đó cũng là nguyên nhân khiến số bệnh nhi tăng cao. Trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 100 - 200 bệnh nhân tới khám, trong đó có 2 - 3 trẻ, tưởng chỉ bị bệnh thông thường như sốt, tiêu chảy, ho... nhưng khi xác định lại do viêm màng não nước trong.

Bệnh chủ yếu ở trẻ từ 2 - 15 tuổi. Điểm chung của loại bệnh này là trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ có triệu chứng rất mơ hồ, giống như sốt, cảm bình thường, một số có biểu hiện sốt, nôn, trẻ lớn có thể kêu đau đầu, nặng sẽ co giật, hôn mê.
Đi viện nếu sốt 3 ngày không giảm
Viêm màng não nước trong nếu được điều trị sớm có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh thấp hơn viêm màng não mủ và viêm não, điều trị cũng ít khó khăn hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhi khi được phát hiện mắc bệnh đều ở tình trạng nặng, nguy kịch. Nguyên nhân là do các bà mẹ cứ nghĩ con mình chỉ bị viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… thông thường mà không biết đó là những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh nguy hiểm viêm màng não.

Đặc biệt, việc các bà mẹ tự ý cho con uống thuốc có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh ở trẻ, khiến bác sĩ khó chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. Việc điều trị ở giai đoạn muộn có nguy cơ để lại các di chứng nguy hiểm như: giảm vận động, chậm phát triển trí tuệ, não úng thuỷ, áp xe não, điếc, nghễnh ngãng… Vì vậy, TS Dũng khuyên: nếu không phát hiện các biểu hiện điển hình của viêm não, màng não, các bà mẹ cũng cần đưa con đến bác sĩ khi trẻ sốt 3 ngày không giảm.

Để chẩn đoán bệnh này, bắt buộc trẻ phải được xét nghiệm dịch não tuỷ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nhiều gia đình sợ nguy hiểm cho con, nên có 10 bệnh nhân vào thì 9 bệnh nhân gia đình không cho chọc dịch não tuỷ. TS Dũng giải thích: để lấy dịch não tuỷ, bác sĩ tiến hành chọc dò tuỷ sống. Đây là một phương pháp phổ biến, chỉ khiến bệnh nhi bị đau hơn bình thường chứ không gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, cha mẹ không nên lo sợ làm ảnh hưởng đến việc cứu chữa cho con mình bởi chỉ sau 1 - 2 ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh.

______________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Nhiều trẻ em sốt siêu vi trùng nhập viện do nắng nóng


Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua tại khoa Khám bệnh mỗi ngày có hơn 1.000 bệnh nhi tới điều trị.


Khoảng 40% bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Còn tại Khoa nhi (Bệnh viện Saint paul), bác sĩ Hoàng Minh Thu - Trưởng phòng khám Nhi cho biết, trong vài ngày qua, mỗi ngày Khoa Nhi khám và điều trị từ 400-500 bệnh nhân.
Trong đó đa phần là trẻ dưới 5 tuổi. Do thời tiết nắng nóng nên bệnh phổ biến của trẻ em là viêm đường hô hấp, tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, sốt siêu vi trùng.
Để hạn chế nguy cơ mắc những căn bệnh này, PGS Lộc cho hay cần cẩn trọng trong việc sử dụng quạt mát, điều hòa không khí cũng như việc sử dụng thực phẩm, nước đá.

____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →